Trong dịp Giáng sinh năm nay, đèn trang trí trên cây thông ở thuỷ cung Tennessee trong khu thương mại Chattanooga (Hoa Kỳ) được thắp sáng từ nguồn năng lượng phát ra từ loài lươn điện.

Độ sáng của đèn phụ thuộc vào số lượng lươn phóng điện khi tìm kiếm con mồi hoặc khi chúng căng thẳng. Các nhân viên thủy cung ở Chattanooga đã sử dụng tính năng này của lươn điện để thu hút người dân trong dịp Giáng sinh năm nay.

Lươn điện thắp sáng cây thông. Nguồn: Getty Images

Loài lươn điện được phát hiện cách đây 250 năm, các nhà khoa học đã tìm ra có ba loài lươn điện. Người châu Âu đầu tiên biết và mô tả về loài này là Karl Linney vào năm 1766. Các nhà khoa học đã đặt tên cho cho chúng là Gymnotus electricus (sau đổi thành Electrophorus electricus).

Lươn điện có các cơ quan đặc biệt nằm dọc theo toàn bộ cơ thể (từ 1 đến 3 m) có thể phóng điện (khoảng 650 volt) để tự vệ hoặc làm choáng con mồi. Trong tự nhiên, lươn điện sống ở các con sông phía đông bắc Nam Mỹ. Lươn điện trưởng thành có thể tạo ra một luồng điện áp lên tới 1A, đủ làm choáng một con ngựa.

Các nhà khoa học đã nhận thấy rằng những con lươn điện sống trong các môi trường khác nhau có hình dạng, di truyền và khả năng tạo ra điện năng khác nhau. Các nhà sinh học Hoa Kỳ, Brazil và Thụy Sĩ đã kiểm chứng (đo cơ thể, phân tích DNA, môi trường sống…) 107 con lươn điện từ các khu vực khác nhau của Nam Mỹ. Theo tạp chí khoa học Nature Communications, loài lươn điện Electrophorus voltai có thể tạo ra điện áp kỷ lục - 860 volt trong quá trình săn mồi.
Nguồn:https://www.theguardian.com/science/punctuated-equilibrium/2010/dec/30/5